Vào Quốc hội không phải để làm quan PDF. In Email
Giới thiệu chung
Thứ bảy, 21 Tháng 5 2011 09:04
Kỷ niệm 121 năm ngày sinh của Bác Hồ và 100 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước năm nay lại cận kề với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp.

Dịp này, nhà sử học Dương Trung Quốc đã dành cho Pháp Luật TP.HCM bài viết về một ứng cử viên mang tên Hồ Chí Minh. Bài viết cho thấy nhiều quan điểm, hành động của Bác về công tác bầu cử cũng như hoạt động của cơ quan dân cử vẫn có giá trị dẫn đường cho đến ngày hôm nay.

Là người kiến tạo ra nền chính trị Việt Nam hiện đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh ý thức được tầm quan trọng của QH trong một thể chế dân chủ-cộng hòa được khẳng định từ rất sớm trong cương lĩnh Cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.

Người lãnh đạo càng phải gương mẫu

Có thể nói không chỉ những vấn đề lý luận mà ngay cả kỹ năng tổ chức QH và kỹ năng thực thi trách nhiệm của một ĐBQH cũng được Bác rất quan tâm. Bác đặc biệt quan tâm đến việc làm sao một tổ chức chính trị của một đảng cách mạng và một quần chúng mới thoát ra khỏi thân phận là thần dân của chế độ phong kiến, thuộc dân của chế độ thuộc địa có thể bắt kịp với một cuộc bầu cử và đưa vào vận hành một thể chế chính trị tiên tiến như QH. Bác rất ý thức được tâm thế của người phương Đông là tính gương mẫu của người cầm quyền của các nhà lãnh đạo. Vì thế Bác luôn tự mình làm gương cho mọi người.

Để bảo đảm mối đoàn kết toàn dân, tháng 11-1945, theo chủ trương của Bác, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán”, thực chất là rút vào hoạt động không công khai, chỉ có một bộ phận công khai mang tên tổ chức “Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác”. Khi ra ứng cử Bác cũng không lấy danh nghĩa này mà ứng cử với danh nghĩa “Đảng Quốc dân”. Thực chất chưa hề thành lập một tổ chức chính trị như thế nhưng có thể đấy là cách Bác cụ thể hóa tư tưởng đã từng tuyên bố công khai: “Đối với tôi chỉ có một đảng là Đảng Việt Nam tập hợp tất cả mọi người Việt Nam chỉ trừ hai hạng người là kẻ phản quốc và tham nhũng...”.

Các ứng cử viên ĐBQH khóa I trong lễ ra mắt cử tri tại Việt Nam học xá (nay là trường Đại học Bách khoa Hà Nội). (Ảnh tư liệu trong sách ảnh 60 năm chính phủ Việt Nam của Nhà xuất bản Thông Tấn)

Bác dạy ta “bài học vỡ lòng” về dân chủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh ứng cử tại Hà Nội. Khi ấy, 118 vị chủ tịch UBND và tất cả các đại biểu làng xã tại Hà Nội đề nghị Bác “miễn phải ứng cử” và suy tôn làm chủ tịch vĩnh viễn nhưng Bác đã từ chối. Đấy là bài học vỡ lòng về “dân chủ” mà Bác muốn truyền cho nhân dân về nguyên lý: Mọi công dân đều bình đẳng và tuân thủ pháp luật. Nó cũng biểu hiện tính gương mẫu của người lãnh đạo vì lúc này Bác đang là chủ tịch Chính phủ lâm thời cũng được bầu ra từ một “Quốc dân đại hội” (họp trên Tân Trào) - là một hình thức sơ khai, tiền thân của QH.

Tôi muốn trích lại một đoạn trong thư trả lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ngày 15-12-1945: “Tôi rất cảm động thấy toàn thể đồng bào ngoại thành Hà Nội đã có lòng quá yêu tôi... Nhưng tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nên không thể vượt qua thể lệ tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ứng cử ở TP Hà Nội nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa...”.

Tại kỳ họp thứ hai (từ ngày 23-10 đến 9-11-1946), trong buổi khai mạc, ĐBQH tỉnh Rạch Giá là ông Nguyễn Văn Tạo (sau này từng làm bộ trưởng Bộ Lao động) đã thay mặt các đại biểu Nam Bộ đưa ra đề nghị QH suy tôn Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Người Công dân số 1” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là cách vinh danh mà nhiều nước tiên tiến đã sử dụng và được toàn thể QH đồng tình tán thành. Đó cũng là sự xác nhận một sự thực lịch sử là Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đã lựa chọn và xác lập thể chế cộng hòa-dân chủ của nước Việt Nam độc lập.

Đặt mục tiêu đại đoàn kết lên hàng đầu

Ta có thể đọc rất nhiều bài viết hay và sâu sắc của Bác về QH và vai trò ĐBQH. Tôi muốn nhấn mạnh đến sự lựa chọn và thiết lập một thể chế chính trị phù hợp với Việt Nam của Bác, khi cách mạng đã giành được chính quyền.

Bác đã từng say mê với lý tưởng “tự do-bình đẳng-bác ái” của cách mạng Pháp; Bác cũng từng khâm phục tư tưởng về một nhà nước “của dân, do dân, vì dân” của A. Lincohn và thể chế nghị viện của Mỹ; Bác cũng từng trải nghiệm chế độ Xô Viết ở Liên Xô và thời Quảng Châu công xã ở Trung Quốc. Cuối cùng Bác lựa chọn chế độ cộng hòa dân chủ. Đây là một thể chế chính trị gắn với học thuyết “Tam Dân” của Tôn Trung Sơn, một nhà dân chủ Trung Hoa đã tiếp thu và phương Đông hóa những tư tưởng chính trị phương Tây mà hạt nhân là của Mỹ. “Tam Dân” gắn với ba mục tiêu: dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.

Tuy nhiên, Bác cũng vận dụng phù hợp với hoàn cảnh của dân tộc Việt Nam khi đặt mục tiêu đại đoàn kết lên hàng đầu. Do vậy mà QH Việt Nam luôn coi trọng tính đại diện của mọi tầng lớp nhân dân. Bác chủ động mời hay vận động nhiều đối tượng mà sự có mặt của họ trong QH có lợi hơn là để họ đứng ngoài, ví như Cựu hoàng Bảo Đại, nhiều vị quan lại cao cấp của chế độ cũ, các trí thức tiêu biểu... Thậm chí những người đối lập Bác cũng tìm mọi cách vận động tham gia QH.

Nhiều người hay nhắc đến việc tại kỳ họp đầu tiên, 70 đại biểu một số đảng phái đối lập từng chống phá Việt Minh tham gia QH. Đúng là họ đòi chia quyền, tẩy chay bầu QH. Nhưng QH bầu rồi Bác vận động họ tham gia và vận động cả QH cho phép họ tham gia. Thực tế cho thấy họ tham gia trong khuôn khổ hoạt động QH khiến họ khó chống đối hơn, thậm chí có một số vị đã ngả dần theo nhân dân. Đến kỳ họp sau (tháng 10 và 11-1946), khi quân Tưởng đã rút và ta đã ký Hiệp định Sơ bộ thì tự động họ bỏ cuộc... Đó không chỉ là nước cờ cao tay mà thực sự là một cách làm chính trị chính nghĩa.

Theo phapluattp

Vào QH để đóng góp, hy sinh

Tại kỳ họp đầu tiên của QH khóa I, người điều khiển do một vị nhân sĩ Thiên Chúa giáo đảm nhiệm vì là người cao tuổi nhất; dân chúng được vào xem QH (ngồi trên tầng trên cùng của Nhà hát Lớn)... Tức là đúng như những tập quán của các nước dân chủ tiên tiến khi đó.

Bầu cử với số dư rất lớn, Hà Nội chọn có sáu đại biểu từ 72 ứng cử viên. Người được bầu làm trưởng Ban Thường trực (Chủ tịch) cũng là một nhân sĩ, một nhà sử học - cụ Nguyễn Văn Tố. Chính cụ đã nêu tấm gương kiên cường chấp nhận hy sinh khi giặc Pháp bắt được (1947). Và trước đó, ngay trong ngày mở đầu Toàn quốc kháng chiến, bác sĩ Nguyên Văn Luyện, cũng là một ĐBQH đã bị Pháp sát hại ngay tại thủ đô... QH có sức mạnh, có uy tín vì như Bác nhắc nhở và kỳ vọng rằng “vào QH không phải để làm quan, để phát tài mà là để đóng góp, hy sinh, thực sự làm đầy tớ nhân dân...”.


Newer news items:
Older news items:

 

Tin tức xem nhiều

Thông tin cần biết



Hồ sơ

Ý kiến - Hỏi đáp


Video Clip

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

PLAYLIST 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7

Khách trực tuyến

Hiện có 6 khách Trực tuyến