Khoảnh khắc lịch sử của ngày lịch sử PDF. In Email
Giới thiệu chung
Thứ bảy, 30 Tháng 4 2011 01:55
30-4-1975, ngày lịch sử của cuộc kháng chiến 10.000 ngày. Nhân kỷ niệm 30-4, Pháp Luật TP.HCM ghi lại những tư liệu lịch sử thời khắc tiếp quản dinh Độc Lập và phát lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh theo sách Lịch sử Nam bộ kháng chiến.(*)

Trưa 30-4, lực lượng Quân đoàn 2 tiến vào dinh Độc Lập theo hai ngả đường Hồng Thập Tự (nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai) và đại lộ Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn). Mũi dẫn đầu tiến vào dinh gồm những xe tăng của Đại đội 4 Lữ đoàn tăng 203, tiếp theo đó là một bộ phận của Trung đoàn bộ binh 66. Chiếc xe tăng 843 dẫn đầu Đại đội 4 xe tăng do Trung úy Bùi Quang Thận chỉ huy húc cánh trái cổng dinh nhưng bị chết máy phải tạm dừng lại. Xe 390 do Trung úy Vũ Đăng Toàn - chính trị viên Đại đội 4 chỉ huy tiến lên húc đổ cánh cổng chính tiến vào dinh, sau đó là xe tăng 853, một xe Jeep của biệt động thành tiến qua cổng.

Dinh Độc Lập - điểm đến của lịch sử

Các chỉ huy quân giải phóng gồm: Trung tá Nguyễn Tấn Tài, Trung tá Bùi Văn Tùng - Lữ đoàn trưởng và Chính ủy Lữ đoàn tăng 203, Đại úy Phạm Xuân Thệ, Trung đoàn phó Trung đoàn 66 và một số cán bộ, chiến sĩ khác được Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh (cơ sở binh vận của ta - NV) hướng dẫn vào phòng họp nơi Tổng thống Dương Văn Minh, Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu và nội các Sài Gòn đang chờ bàn giao. Lúc đó trong dinh còn có mặt một số chiến sĩ biệt động, an ninh T4, sinh viên, học sinh. Ngoài dinh có nhà báo người Đức Borries Gallasch và nhà báo Pháp De Mulder. Tiếp theo mũi thọc sâu của lực lượng Quân đoàn 2 lần lượt có các cán bộ tình báo: Đại tá Nguyễn Văn Khiêm (Sáu Trí), Tô Văn Cang (đang mang danh nghĩa Lực lượng thứ ba tiếp cận Dương Văn Minh). Trước đó, lúc 9 giờ 30, các chiến sĩ Ban An ninh khu Sài Gòn-Gia Định dưới sự chỉ huy của Lê Thanh Vân (Sáu Ngọc) đã xuất hiện trên tầng hai dinh Độc Lập. Lúc 11 giờ 30, Chánh võ phòng Phủ Tổng thống đã hướng dẫn Bùi Quang Thận cùng Tiểu đội phó Trần Đức Tình lên nóc dinh hạ cờ ba sọc, trương cờ Mặt trận giải phóng miền Nam.

Xe tăng quân giải phóng húc đổ cổng dinh Độc Lập vào sáng ngày 30-4-1975.

Không bàn giao, chỉ có đầu hàng

Theo tường thuật của nhà báo Borries Gallasch và tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tổng thống Dương Văn Minh tỏ ra bình tĩnh và giữ tư thế đúng mực. Trả lời đề nghị của Dương Văn Minh: “Chúng tôi xin bàn giao chính quyền cho cách mạng”, Trung tá, Chính ủy Lữ đoàn tăng 203 Bùi Văn Tùng nói: “Các ông không còn gì để bàn giao, chỉ có đầu hàng vô điều kiện”.

Trung tá Tùng bắt tay ông Minh và nói: “Ông Minh, chúng tôi muốn ông cùng chúng tôi đến ngay đài phát thanh kêu gọi quân đội đầu hàng hoàn toàn để không còn đổ máu nữa”. Ông Minh trả lời: “Tôi đã tuyên bố đầu hàng rồi!”. Tô Văn Cang thuyết phục: “Lúc nãy tuyên bố đầu hàng mà chưa tiếp xúc với quân giải phóng, còn bây giờ gặp nhau rồi nên tuyên bố lại”, Dương Văn Minh đồng ý.

Hai chiếc xe Jeep lần lượt rời dinh Độc Lập đến đài phát thanh. Xe đi trước có Đại úy Phạm Xuân Thệ, Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu. Xe đi sau có Trung tá Bùi Văn Tùng, nhà báo Borries Gallasch và một luật sư.

Nhà báo Borries Gallasch tường thuật chi tiết diễn tiến bên trong đài phát thanh như sau: “Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một... Chúng tôi ngồi bất động một lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển sách. Tổng thống Dương Văn Minh và Chính ủy xe tăng Bùi Văn Tùng ngồi trên hai chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một chiếc bàn nhỏ. Ông Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh”.

Đọc theo bản viết tay của Trung tá Bùi Văn Tùng

Tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh đã phát trên đài phát thanh là bản viết tay của Trung tá Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 được chỉnh sửa vài lần. “Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chánh quyền Sài Gòn, kêu gọi quân lực Cộng hòa hạ vũ khí đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chánh quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn”.

Dương Văn Minh đọc lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ảnh: TƯ LIỆU

Vũ Văn Mẫu phát biểu trực tiếp tiếp theo: “Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả tầng lớp đồng bào vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc và trở lại sinh hoạt bình thường. Các nhân viên của các cơ quan hành chánh quay về vị trí cũ theo sự hướng dẫn của chính phủ cách mạng”.

Chính ủy Bùi Văn Tùng đọc lời chấp nhận đầu hàng: “Chúng tôi đại diện lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố TP Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn”.

Các lời tuyên bố ấy được phát đi phát lại nhiều lần, xen kẽ là những tiếng nhạc, tiếng người nói chuyện, có cả tiếng người nước ngoài góp vào không khí bình ổn của Sài Gòn.

Theo phapluattp


Newer news items:
Older news items:

 

Tin tức xem nhiều

Thông tin cần biết



Hồ sơ

Ý kiến - Hỏi đáp


Video Clip

You need Flash player 6+ and JavaScript enabled to view this video.

PLAYLIST 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7

Khách trực tuyến

Hiện có 1 khách Trực tuyến